Choáng ngợp top 10 sân bóng đá lớn nhất thế giới

kich-thuoc-san-bong-da-11-nguoi

Choáng ngợp top 10 sân bóng đá lớn nhất thế giới

Bài viết hôm nay, Bet88vi sẽ gửi đến quý độc giả những kiến thức thú vị về kích thước sân bóng đá 11 người, diện tích sân bóng đá 11 người cùng với đó là điểm qua top 10 sân bóng đá lớn nhất thế giới trong lịch sử nhân loại. Những ai đang tò mò bắt buộc đọc ngay bài viết dưới đây để cùng chiêm ngưỡng những “thánh đường” bóng đá vĩ đại nhất làng túc cầu.

Kích thước sân bóng đá 11 người tiêu chuẩn

kich-thuoc-san-bong-da-11-nguoi

Kích thước sân bóng đá 11 người

Đầu tiên, cùng nhà cái Bet88 tìm hiểu về kích thước cũng như diện tích sân bóng đá 11 người.

Theo FIFA, các quy định về kích thước sân bóng đá 11 người để tổ chức thi đấu bóng đá chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp có yêu cầu khắt khe về quy mô sân, chất lượng mặt cỏ, điều kiện ánh sáng,… Trong đó, kích thước sân 11 phải tuân thủ theo quy chuẩn:

+ Chiều dài sân ít nhất phải là 100 mét và không quá 110 mét, (trung bình 105 mét).

+ Chiều rộng sân ít nhất phải là 64 mét và không quá 75 mét, (trung bình 68 mét) .

+ Diện tích sân bóng đá 11 người tiêu chuẩn trong khoảng từ 6400m2 đến 8250m2

+ Sân bóng được mở rộng cả bốn phía, có thêm 2m đường biên để bảo vệ an toàn cho cầu thủ.

+ Để tránh ánh nắng trực tiếp, sân bóng đá nên được bố trí theo hướng bắc nam và phải được lắp đặt hệ thống chiếu sáng để thi đấu trong điều kiện buổi tối.

Kích thước cầu môn sân 11

+ Còn với cầu môn sân 11, được FIFA quy định cụ thể phải đảm bảo chiều rộng 7m32, chiều cao 2m44, cầu môn thường được làm bằng thép không gỉ, đường kính cột thép là 11cm (thời kỳ đầu cầu môn làm bằng gỗ nên còn gọi là khung gỗ).

Phần tiếp theo trong bài viết, Bet88 uy tín sẽ cùng bạn khám phá 10 sân bóng đá lớn nhất thế giới chắc chắn sẽ khiến bạn phải kinh ngạc trước sự “hùng vĩ” của chúng.

Top 10 sân bóng đá lớn nhất thế giới

10. Santiago Bernabeu, Tây Ban Nha

san-bong-da-lon-nhat-the-gioi-santiago-bernabeu

Santiago Bernabeu

Sân vận động Santiago Bernabéu được xếp hạng thứ mười trong số mười sân vận động lớn nhất trong lịch sử. Sân nhà của đội bóng hoàng gia Real Madrid có sức chứa hơn 100.000 khán giả được khánh thành vào năm 1947. Sức chứa của sân đã được hạ xuống còn khoảng 81.000 chỗ ngồi sau nhiều lần cải tạo.

Sân vận động này được đặt theo tên của Chủ tịch Santiago Bernabeu Yeste, là một trong những đấu trường bóng đá nổi bật và được xem là “thánh đường” của làng túc cầu thế giới. Ba trận chung kết cúp châu Âu danh giá đã từng được tổ chức tại sân đấu huyền thoại này vào các năm 1957, 1969 và 1980, cũng như trận chung kết UEFA Champions League 2010. Bernabéu cũng là nơi diễn ra trận đấu cuối cùng tại vòng chung kết Euro 1964 và World Cup 1982. 

9. Borg El Arab, Ai Cập

san-bong-da-lon-nhat-the-gioi-borg-el-arab

Borg El Arab

Sân bóng đá lớn nhất thế giới tiếp theo được nhà cái Bet88 slot đề cập ở đây là SVĐ Borg El Arab ở Ai Cập.

Sân bóng ở quốc gia Bắc Phi này được xây dựng trên diện tích khoảng 12 nghìn m2, có sức chứa 86 nghìn chỗ ngồi, trở thành sân vận động lớn thứ hai châu Phi. Ngoài sân chính còn có hai sân phụ, mỗi sân có sức chứa 2000 người và hai phòng thay đồ.

XEM THÊM: Quay thử XSMN 22/2/2023 – Hôm nay quay thử Xổ Số Miền Nam thứ 4

Có 39 lối đi riêng cho những tình huống khẩn cấp, xe cứu thương cũng như 337 phòng tắm, trung tâm mua sắm. Ngoài ra, trong sân Borg El Arab còn có 8 thang máy phục vụ các hãng truyền thông tác nghiệp và người khuyết tật.

8. Bukit Jalil, Malaysia

san-bong-da-lon-nhat-the-gioi-bukit-jalil

Bukit Jalil

‘Chảo lửa’ Bukit Jalil là niềm tự hào của người Malaysia và bóng đá Đông Nam Á khi lọt vào top sân vận động lớn nhất thế giới. Bukit Jalil được khởi công xây dựng từ tháng 1/1995 và hoàn thành vào tháng 9/1996 với chi phí khoảng 800 triệu RM (đơn vị tiền tệ của Malaysia). Sân vận động này được xây dựng lại và cải thiện vào năm 1998 tại kỳ Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung.

Sân vận động Bukit Jalil có sức chứa 87.411 người, là sân vận động lớn thứ hai châu Á. Sân nhà của ĐTQG Malaysia luôn mang đến bầu không khí rực lửa trên các góc khán đài khiến bất kỳ đội nào đến làm khách cũng phải dè chừng. Lần gần nhất ĐTQG Việt Nam thi đấu trên SVĐ đặc biệt này là ở trận chung kết lượt đi AFF Cup 2018, nơi chúng ta có được trận hòa 2-2.

7. Wembley, Anh

san-bong-da-lon-nhat-the-gioi-wembley

Wembley

Sân vận động quốc gia Wembley ở Anh được xây dựng vào năm 2002 trên nền sân vận động Wembley cũ trước đó với mức kinh phí khủng 757 triệu bảng Anh, tương đương 1,2 tỷ USD. Đây là một chi phí cực kỳ đắt đỏ khi biết rằng Hàn Quốc cũng chỉ phải chi 1,6 tỷ USD vào năm 2002 để xây dựng đến 8 sân vận động mới cho World Cup.

Tất nhiên, đi kèm với đó Wembley được xem là một trong những sân bóng hiện đại nhất hiện nay. Sân vận động này có sức chứa khoảng 90.000 người, bao gồm hệ thống thang máy, ánh sáng và dàn máy sưởi hiện đại.

Sân vận động Wembley là một cột mốc trong lịch sử bóng đá Anh. Địa điểm này đã tổ chức một số sự kiện bóng đá nổi tiếng, bao gồm trận chung kết World Cup 1966, các trận đấu tại UEFA Champions League và FA Cup… Ngoài ra, đây còn là địa điểm biểu diễn của các nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu thế giới.

XEM THÊM: Quay thử XSMN 9/2//2023 – Hôm nay quay thử Xổ Số Miền Nam thứ 5

6. Rose Bowl, Mỹ

Rose Bowl là cái tên đứng ở vị trí thứ 6 trong top 10 sân bóng đá lớn nhất thế giới. Sân vận động Rose Bowl nằm ở Pasadena, California, Hoa Kỳ. Đây là địa điểm tổ chức các trận đấu của Thế vận hội 1932 và 1984, cũng như World Cup 1994.

Sân vận động này hiện có sức chứa 92.542 người. Rose Bowl hiện là sân nhà của câu lạc bộ giải nhà nghề Mỹ LA Galaxy và cũng là nơi chứng kiến ĐTQG Brazil đăng quang chức vô địch World Cup lần thứ 4 vào năm 1994 khi Selecao đánh bại đội tuyển Ý trên chấm phạt đền trong trận chung kết.

5. Soccer City, Nam Phi

san-bong-da-lon-nhat-the-gioi-soccer-city

Soccer City

Soccer City với sức chứa lên tới 94.700 chỗ ngồi, hiện là sân vận động lớn nhất Nam Phi. Đây cũng là sân bóng đá hiện đại nhất “lục địa đen” với hệ thống trang thiết bị tối tân. Soccer City được khánh thành vào năm 1987 và được xây dựng lại vào năm 2009 để phục vụ World Cup 2010. Thiết kế của Soccer City được lấy cảm hứng từ ly rượu vang Nam Phi.

Soccer City là niềm tự hào của người dân Nam Phi và đã được sử dụng để tổ chức trận đấu khai mạc giữa đội chủ nhà và đội tuyển Mexico, cũng như trận chung kết World Cup 2010 vào ngày 11/11. Sân vận động Soccer City còn được giới mộ điệu biết đến với biệt danh khác là FNB.

Sân đấu Soccer City tọa lạc ở trung tâm thành phố Johannesburg, một trong 40 thành phố lớn nhất thế giới, được ví như thiên đường của Nam Phi và hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn mọi du khách.

4. Azadi, Iran

san-bong-da-lon-nhat-the-gioi-azadi

Azadi

Sân vận động Azadi (thường được gọi là Aryamehr) nằm ở phía tây Tehran, ngoại ô Ekbatan. SVĐ Azadi được khánh thành vào ngày 18 tháng 10 năm 1971 trên khu đất rộng 450 ha để tổ chức Đại hội thể thao châu Á lần thứ 7 (ASIAD) vào năm 1974. Sân vận động được xây dựng bằng công nghệ tiên tiến nhất vào thời điểm đó.

Sân vận động ban đầu có sức chứa 120.000 khán giả nhưng đã giảm xuống còn 84.000 vào năm 2003. Thời điểm hiện tại, sân vận động Azadi có sức chứa 95.225 người, con số đủ giúp cho niềm tự hào của người dân Iran góp mặt trong danh sách 10 sân vận động lớn nhất thế giới hiện nay.

XEM THÊM: Thống kê XSMB 25/4/2023 chi tiết – Phân tích KQXS Miền Bắc hôm nay

3. Azteca, Mexico

san-bong-da-lon-nhat-the-gioi-azteca

Azteca

Việc xây dựng Estadio Azteca bắt đầu vào năm 1961 và hoàn thành vào ngày 29 tháng 5 năm 1966. Sân vận động Azteca có sức chứa 107.494 khán giả được ra mắt trong trận đấu đầu tiên giữa hai đội bóng America và Torino FC.

Sân vận động Azteca hiện tại có sức chứa 95.500 chỗ ngồi. Đây là nơi Diego Maradona ghi dấu trong lịch sử túc cầu với hai tuyệt tác “Bàn tay của Chúa” và “Bàn thắng thế kỷ” vào lưới đội tuyển Tam Sư ở tứ kết World Cup 1986 diễn ra tại Mexico.

Sân vận động này cũng đã tổ chức một số giải đấu bóng đá lớn của khu vực và quốc tế, bao gồm Thế vận hội mùa hè năm 1970, Cúp vàng CONCACAF 1993, Cúp Liên đoàn các châu lục 1999 và Cúp vàng CONCACAF 2003,…

2. Spotify Camp Nou, Tây Ban Nha

san-bong-da-lon-nhat-the-gioi-spotify-camp-nou

Spotify Camp Nou

Sân nhà của FC Barcelona được khánh thành vào ngày 24 tháng 9 năm 1957. Sân vận động huyền thoại này có khoảng 120.000 chỗ ngồi vào thời điểm đó. Camp Nou hiện có sức chứa 99.354 người sau nhiều lần cải tạo và sửa chữa. Camp Nou và Bernabeu của Barca và Real Madrid là hai trong số những sân vận động lớn nhất, hiện đại nhất châu Âu. Camp Nou hiện được xếp thứ hai trong BXH các sân bóng đá lớn nhất thế giới.

Trong những năm gần đây, ban lãnh đạo Barcelona vẫn tiếp tục mong muốn sân Nou Camp được mở rộng. Họ vừa phê duyệt một đề xuất trị giá tới 600 triệu euro để hiện đại hóa sân vận động này để có sức chứa lên đến 105.000 người và cung cấp nhiều cơ sở vật chất hiện đại đi kèm.

1. Rungrado (sân Mùng 1 tháng 5), Triều Tiên

Sân vận động Rungrado của Bắc Triều Tiên (còn được gọi là sân vận động 1 tháng 5) là cái tên gây bất ngờ lớn nhất trong danh sách này của Bet88vi khi chễm chệ ở vị trí Top 1.

Rungrado mở cửa vào ngày 1 tháng 5 năm 1989 được thiết kế với hình thức độc đáo với đỉnh hình cầu được bao bọc bởi 16 cánh vòm. Từ trên cao, sân vận động trong giống như một bông hoa đang nở rộ. Sân có tổng diện tích sàn khoảng 207.000 mét vuông trải rộng đến 8 tầng và các đỉnh mái của nó cao hơn 60 mét so với mặt đất.

Sân đấu này nằm ở trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng và là công trình mà người dân Triều Tiên rất đỗi tự hào, có sức chứa 150.000 chỗ ngồi. Đây là địa điểm tổ chức các buổi biểu diễn, diễu hành và các sự kiện trọng đại quốc gia.

Tên của sân vận động bắt nguồn từ tên của hòn đảo Rungrado trên dòng sông Taedong, nơi SVĐ tọa lạc. Sân hiện được sử dụng cho các trận đấu bóng đá, một số sự kiện thể thao và đáng chú ý nhất là Lễ hội Arirang.

san-bong-da-lon-nhat-the-gioi-rungrado

Rungrado

Nói về lịch sử ra đời của Rungrado, sau khi ủy ban Olympic trao quyền đăng cai Thế vận hội Mùa hè 1988 cho Seoul (Hàn Quốc), CHDCND Triều Tiên không chịu kém cạnh đã nỗ lực để giành được quyền đăng cai Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ 13 tại Bình Nhưỡng vào năm 1989.

Khi đó, sân vận động mùng 1 tháng 5 là một trong những dự án được xây dựng nhằm chuẩn bị cho sự kiện. Đây là sân vận động lớn nhất từng được xây dựng ở châu Á vào thời điểm hoàn thành, như một lời khẳng định của người Triều Tiên với bạn bè thế giới.

Với diện tích và sức chứa khổng lồ, ngoài bóng đá sân vận động 1/5 là địa điểm diễn ra các buổi biểu diễn và lễ hội Arirang nhằm tôn vinh Chủ tịch Kim Nhật Thành và quốc gia Triều Tiên. Với hơn 100.000 người tham gia lễ hội, sự kiện này đã được Sách kỷ lục Guinness công nhận vào năm 2007 là màn trình diễn thể dục dụng cụ lớn nhất cho đến nay.

Như vậy là nhà cái Bet88vi.tv vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích về diện tích, kích thước sân bóng đá 11 người cũng như điểm qua top 10 sân bóng đá lớn nhất thế giới hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã bỏ túi được cho mình những kiến thức quan trọng. Đừng quên thường xuyên truy cập website Bet88 để theo dõi các bài viết hấp dẫn về môn thể thao vua nhé.